Lịch sử kinh tế qua các giai đoạn Kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Giai đoạn 1945 đến 1979

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bộ máy chính phủ Lao động mới đã quốc hữu hóa hoàn toàn một số ngành như ngân hàng, hàng không dân dụng, mạng lưới điện thoại, đường sắt, khí đốt, điện, các ngành công nghiệp than, sắt và thép có sức ảnh hưởng đến 2,3 triệu công nhân.[60] Sau chiến tranh, Vương quốc Anh đã trải qua một thời kỳ dài mà không phải đối mặt với bất cứ cuộc suy thoái lớn nào đi kèm với tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt trong những năm 1950 và 1960, tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức thấp và không vượt quá 3,5% cho đến đầu những năm 1970.[61] Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 1960 đến 1973 là 2,9%, tuy nhiên con số này vẫn còn thua xa các nước châu Âu khác như Pháp, Tây Đức và Ý.[62]

Xu hướng làm giảm tiến trình công nghiệp hóa trong thời gian này khiến hàng loạt các hoạt động trong khu khai thác mỏ, ngành công nghiệp nặng và sản xuất ở nhiều nơi phải đóng dẫn cơ số các tầng lớp lao động từng được trả lương cao bị mất việc làm.[63] Tỷ trọng trong sản lượng của ngành sản xuất của Vương quốc Anh đã tăng từ 9,5% vào năm 1830 ở thời kỳ cách mạng công nghiệp lên 22,9% vào những năm 1870. Tuy nhiên con số này đã giảm xuống còn 13,6% vào năm 1913, 10,7% vào năm 1938 và 4,9% vào năm 1973.[64] Việc phải tham gia nhiều cuộc chiến để cạnh tranh các thuộc địa, thiếu sự đổi mới, chủ nghĩa công đoàn và tư tưởng nhà nước phúc lợi ăn sâu vào cách quản lý của bộ máy chính quyền đều giải thích cho sự sụp đổ của [[Đế quốc Anh [65] It reached crisis point in the 1970s against the backdrop of a worldwide energy crisis, high inflation, and a dramatic influx of low-cost manufactured goods from Asia.[66]

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973, thị trường chứng khoán sụp đổ giai đoạn 1973–74cuộc khủng hoảng ngân hàng cấp hai 1973–75 đã khiến nền kinh tế Anh rơi vào tình trạng suy thoái trong giai đoạn 1973–75 và bộ máy chính phủ của Edward Heath đã bị lật đổ bởi Công Đảng Anh dưới sự lãnh đạo của Harold Wilson, người trước đó đã cầm quyền lãnh đạo Đảng từ năm 1964 đến năm 1970. Wilson đã thành lập một nền chính phủ thiểu số vào tháng 3 năm 1974 sau cuộc tổng tuyển cử vào ngày 28 tháng 2, cuộc bầu cử kết thúc mà không có chính đảng nào chiếm được ưu thế rõ rệt (Quốc hội treo). Mặc dù vậy sau đó Wilson đã giành được ba ghế đại diện để chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử thứ hai vào tháng 10 năm đó.

Vương quốc Anh ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế kém hơn nhiều các quốc gia châu Âu khác trong những năm 1970; ngay cả sau khi chấm dứt được thời kỳ suy thoái, nền kinh tế vẫn bị tàn phá khi mà tỷ lệ thất nghiệp vẫn gia tăng và lạm phát đã lên đến hai con số, con số lạm phát đã hơn một lần vượt quá 20% và hiếm khi nó ở dưới mức 10% sau năm 1973.

Năm 1976, Vương quốc Anh buộc phải đăng ký một khoản vay tương đương 2,3 tỷ bảng Anh với Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Denis Healey, người sau đó đã trở thành Bộ trưởng Tài chính đã được yêu cầu thực hiện cắt giảm chi tiêu công và đưa ra các cải cách kinh tế khác làm vật đảm bảo cho khoản vay và đúng như kỳ vọng, một thời gian sau nền kinh tế Anh đã được cải thiện với mức tăng trưởng 4,3% trong đầu năm 1979. Tuy nhiên, kể từ Mùa đông 1978-1979, khi Vương quốc Anh bị ảnh hưởng nặng nề bởi hàng loạt các cuộc biểu tình bởi công chúng, chính phủ của James Callaghan đã bị bỏ một lá phiếu bất tín nhiệm vào tháng 3 năm 1979 khiến cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3 tháng 5 năm 1979 phải diển ra. Trong cuộc tổng tuyển cử này, Đảng Bảo thủ của Margaret Thatcher đã thành lập nên một chính phủ mới.

Giai đoạn 1979 đến 1997

Đây là thời kỳ chớm nở của học thuyết kinh tế Chủ nghĩa tự do mới được bắt đầu kể từ sau cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 1979. Trong suốt những năm 1980, nhiều ngành công nghiệp và tiện ích thuộc sở hữu nhà nước đã được tư nhân hóa và cắt giảm thuế thông qua những cải cách đối với công đoàn và bãi bỏ một số quy định lạc hậu so với thị trường thời đó. Theo CBI, GDP ban đầu tuy giảm 5,9%,[67] nhưng ngay lập tức đã tăng trưởng sau đó khi quay trở lại với mốc tăng trưởng hàng năm là 5%, đây là mức tăng trưởng cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào ở Châu Âu mà Vương quốc Anh từng đạt được vào năm 1988.[68][69]

Sự hiện đại hóa nền kinh tế của Thatcher đã giúp nền kinh tế Vương quốc Anh tiến xa khỏi suy thoái; người ta ghi nhận công lao của bà đã có cuộc chiến quyết liệt với lạm phát, giúp lạm phát từ việc đạt đỉnh vào năm 1980 với 21,9% - nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng đáng kể từ 5,3% năm 1979 lên hơn 10,4% vào đầu năm 1982 giảm xuống gần 11,9% vào năm 1984 – đây là mức lạm phát mang tính tích cực chưa từng thấy ở Anh kể từ sau cuộc [[Đại suy thoái [70] Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cộng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu đầu những năm 1980 đã không thể khiến GDP của Vương quốc Anh đạt được tốc độ tăng trưởng như trước thời kỳ suy thoái cho mãi đến năm 1983. Mặc dù vậy, Thatcher vẫn được tái đắc cử vào tháng 6 năm 1983, bà chiến thắng tuyệt đối với đa số phiếu bầu. Lạm phát đã giảm xuống còn 3,7% trong khi lãi suất vẫn ở mức tương đối là 9,56%.[70]

Tỷ lệ thất nghiệp trong thời kỳ này vẫn tiếp tục tăng lên phần lớn là do chính sách kinh tế của chính phủ dẫn đến việc đóng cửa các nhà máy lỗi thời và các hố than. Tỷ trọng việc làm trong hoạt động sản xuất chế tạo ở Anh và xứ Wales đã giảm từ khoảng 38% vào năm 1961 xuống còn khoảng 22% vào năm 1981 [71] Xu hướng này được tiếp diễn xuyên suốt những năm 1980, thời kỳ mà các ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ đang tăng trưởng đáng kể. Nhiều việc làm thô sơ, không còn cần thiết đã mất đi do kỹ thuật sản xuất được cải tiến và trở nên hiệu quả hơn khiến nhu cầu về nhân công làm việc trong các lĩnh vực này ít hơn. Số người thất nghiệp đã giảm xuống dưới con số 3 triệu người vào thời điểm Thatcher giành chiến thắng lần thứ ba liên tiếp trong cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 1987; và đến cuối năm 1989, con số này đã giảm xuống chỉ còn 1,6 triệu người [72]

Nền kinh tế Anh một lần nữa chịu ảnh hưởng từ một cuộc suy thoái toàn cầu khác vào cuối năm 1990; cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm đi tổng cộng là 6% khiến nó đang đạt đỉnh thì bị tụt cuống đáy [73] đồng thời khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng: từ khoảng 6,9% vào mùa xuân năm 1990 xuống gần 10,7% vào cuối năm 1993. Tuy nhiên, lạm phát đã giảm từ 10,9% vào năm 1990 xuống còn 1,3% trong ba năm sau đó.[70] Tuy nhiên sự phục hồi về kinh tế đã diễn ra cực kỳ mạnh mẽ ngay sau đó, không giống như thời kỳ hậu suy thoái đầu những năm 1980, sự phục hồi lần này đã chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp giảm đi một cách đáng kể và nhanh chóng: xuống còn 7,2% vào năm 1997[70] mặc cho tầm ảnh hưởng của chính phủ thuộc Đảng Bảo thủ không không đi liền với sự hồi phục của nền kinh tế. Chính phủ thêm một lần nữa giành chiến thắng vào năm 1992 dưới quyền của John Major, người kế nhiệm Thatcher vào tháng 11 năm 1990 nhưng ngay sau ngày Thứ tư đen tối – ngày mà đồng bảng Anh sụp đổ buộc Anh phải rút khỏi Cơ chế tỉ giá hối đoái châu Âu (ERM) và sự kiện này đã làm tổn hại danh tiếng của chính phủ Bảo thủ về năng lực quản lý kinh tế. Từ đó trở đi, Đảng Lao động đã lên ngôi trong các cuộc thăm dò dư luận, đặc biệt là ngay sau khi Tony Blair được bầu làm lãnh đạo đảng vào tháng 7 năm 1994 sau cái chết đột ngột của người tiền nhiệm, nhà chính trị gia Scotland John Smith.

Bất chấp hai cuộc suy thoái, tiền lương thực tế đã tăng liên tục ở mức 2% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1997 và đã tiếp tục tăng cho đến năm 2008 [74]

Giai đoạn 1997 đến 2009

Tháng 5 năm 1997, Đảng Lao động do Tony Blair lãnh đạo đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, chấm dứt ách thống trị 18 năm của chính phủ Bảo thủ [75] Chính phủ Đảng Lao động đã được thừa hưởng một nền kinh tế với mức lạm phát thấp [76] tỷ lệ thất nghiệp giảm liên tục qua các năm [77]Tài khoản vãng lai đang thặng dư [78] Tony Blair quản lý kinh tế trên nền tảng một Đảng Lao động mới được đặc trưng chủ yếu bởi việc không chỉ tiếp nối chính sách kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới của Đảng Bảo thủ trước đây mà còn hỗ trợ để phát triển một nhà nước phúc lợi mạnh mẽ. Ở Anh, đây được coi là sự kết hợp giữa hai chính sách của 2 chế độ đối lập nhau là xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa hay còn được gọi là 'Con đường thứ ba'.[79] Bốn ngày sau cuộc bầu cử, Gordon Brown nguyên là Bộ trưởng mới của Bộ Tài chính, đã trao cho Ngân hàng Anh quyền tự do trong việc kiểm soát chính sách tiền tệ vốn từ trước đến giờ vẫn thuộc toàn quyền quản lý của chính phủ.

Trong 10 năm dưới sự lãnh đạo của Tony Blair, kinh tế Vương quốc Anh từng chứng kiến giai đoạn tăng trưởng kinh tế trong 40 quý liên tiếp, kéo dài xuyên suốt cho đến quý 2 năm 2008. Tốc độ tăng trưởng GDP từng đạt mức 4%/năm chỉ trong một khoảng thời gian ngắn vào đầu những năm 1990 đã giảm nhẹ sau đó, con số này vẫn còn thấp hơn so với các thập kỷ trước nếu như phải đem so sánh với mức tăng trưởng kỷ lục 6,5 vào đầu những năm 1970, tuy nhiên thời kỳ này sự tăng trưởng lại ổn định hơn rất nhiều.[69] Tốc độ tăng trung bình trưởng hàng năm là 2,68% từ năm 1992 đến 2007,[68] với lĩnh vực tài chính chiếm tỷ trọng lớn hơn so với trước đây. Đây là thời kỳ chứng kiến một trong những tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng nhất của các nền kinh tế phát triển và là thời kỳ các quốc gia châu Âu có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất [80] Cùng khoảng thời gian này, nợ trên các hộ gia đình đã tăng từ 420 tỷ bảng Anh năm 1994 lên 1 nghìn tỷ bảng Anh năm 2004 và 1,46 nghìn tỷ bảng Anh năm 2008 – con số này thậm chí còn cao hơn GDP của Vương quốc Anh.[81]

Giai đoạn tăng trưởng kéo dài này kết thúc vào Quý 2 năm 2008 khi Vương quốc Anh bước vào thời kỳ suy thoái do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra. Vương quốc Anh đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này vì khu vực tài chính của họ chính là đòn bẩy quan trọng nhất đối với nền kinh tế hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào trên thế giới [82] Gai đoạn này được bắt đầu từ sự sụp đổ của Northern Rock đã buộc ngân hàng này bị chuyển giao cho Nhà nước vào tháng 2 năm 2008, các ngân hàng khác cũng không khá hơn khi cũng phải chuyển giai một phần. Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) từng có thời kỳ ở đỉnh cao khi là ngân hàng lớn thứ năm trên thế giới theo vốn hóa thị trường cũng đã được quốc hữu hóa một cách hiệu quả vào tháng 10 năm 2008. Đến giữa năm 2009, HM Treasury có 70,33% cổ phần trong RBS và 43% cổ phần, thông qua công ty UKFI trong Lloyds Banking Group. Cuộc Đại suy thoái đã chứng kiến số người thất nghiệp tăng lên từ con số chỉ hơn 1,6 triệu người vào tháng 1 năm 2008 lên gần 2,5 triệu vào tháng 10 năm 2009 [83][84]

Tháng 8 năm 2008, IMF cảnh báo rằng triển vọng của Vương quốc Anh đã xấu đi đến từ một cú sốc kép: bất ổn tài chính và giá hàng hóa tăng [85] Cú shock kép này gây ra thiệt hại không chỉ cho Vương quốc Anh mà còn cho hầu hết các quốc gia phát triển khác, điều này có thể giải thích khi nhìn vào viễn cảnh Vương quốc Anh khi nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào doanh thu đến từ việc xuất khẩu dịch vụ tài chính trong khi sự thâm hụt về hàng hóa trong đó có cả thực phẩm sẽ làm mất đi nền tảng của ngành dịch vụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành. Năm 2007, Vương quốc Anh có mức thâm hụt tài khoản vãng lai nhiều thứ ba thế giới, chủ yếu là đến từ sự thâm hụt lớn của các mặt hàng chế tạo. Vào tháng 5 năm 2008, IMF đã khuyến nghị chính phủ Vương quốc Anh mở rộng phạm vi của chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy sự cân bằng cán cân thanh toán [86] Vương quốc Anh có mức năng suất mỗi giờ làm việc ngang bằng với mức trung bình của các quốc gia thuộc EU-15 cũ.[87]

Giai đoạn 2009 đến 2020

Vào tháng 3 năm 2009, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất lịch sử là 0,5% và bắt đầu nới lỏng định lượng (QE) để thúc đẩy cho vay và củng cố cho sự phát triển nền kinh tế [88] Vương quốc Anh đã thoát ra khỏi cuộ Đại suy thoái vào quý 4 năm 2009 khi trải qua sáu quý liên tiếp tăng trưởng âm khi mà tốc độ tăng trưởng giảm đi 6,03% kéo nền kinh tế từ đỉnh xuống dưới đáy đánh dấu thời kỳ suy thoái dài nhất kể từ khi nền kinh tế bị tàn phá trong [[Chiến tranh Thế giới thứ Hai|Thế chiến II [73][89] Ngân sách hỗ trợ cho những người lao động bị giảm xuống trong thời kỳ suy thoái và kết quả là cuộc tổng tuyển cử năm 2010 dẫn đến hệ thống chính phủ liên minh được thành lập bởi Đảng Bảo thủ và Đảng Dân chủ Tự do.

Năm 2011, nợ hộ gia đình, nợ tài chính và kinh doanh chiếm tới 420% GDP của Anh [lower-alpha 2][90] Giống như các nước nghèo mắc nợ cao, chi tiêu và đầu tư đã bị kìm hãm sau cuộc suy thoái, tạo ra tình trạng kinh tế bất ổn định. Tuy nhiên, người ta vẫn phải công nhận rằng các khoản cho vay chính phủ tăng từ tỷ trọng 52% lên 76% GDP đã giúp Vương quốc Anh tránh được một cuộc suy thoái tương tự như cuộc đại suy thoái vào năm 1930[91] Trong vòng ba năm kể từ sau tổng tuyển cử, các đợt cắt giảm của chính phủ nhằm giảm thâm hụt ngân sách đã khiến số lượng việc làm bị mất tại các khu vực công tăng lên tới 6 con số nhưng lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở khu vực tư nhân.

10 năm sau cuộc Đại suy thoái được đặc trưng bởi sự cực đoan. Vào năm 2015, số lượng việc làm đãx đạt mức cao nhất kể từ trước đến nay [92] đồng thời tốc độ tăng trưởng GDP cũng đạt mức cao so với các quốc gia thuộc G7 và Châu Âu,[93] thế nhưng năng suất lao động lại ở mức thấp nhất kể từ những năm 1820 mà nguyên nhân chính là do giảm giờ làm việc.[94] Sản lượng mỗi giờ làm việc thấp hơn 18% so với mức trung bình của các nước còn lại trong G7.[95] Ngoài ra tốc độ tăng trưởng mức tiền lương thực tế nhận được cũng ở mức tồi tệ nhất kể từ những năm 1860 và Thống đốc Ngân hàng Anh đã mô tả đây như là một thập kỷ của sự mất mát.[96] Tiền lương tính theo giá thực tế đã giảm 10% trong 8 năm tính đến năm 2016, trong khi tăng trưởng trung bình trong toàn khối OECD là 6,7%.[97] Tính đến hết năm 2015,[98] thâm hụt Tài khoản vãng lai đã tăng lên mức cao kỷ lục 5,2% GDP (tương đương 96,2 tỷ bảng Anh),[99] con số này được cho là cao nhất trong số các quốc gia phát triển.[100] Trong quý 4 năm 2015, con số này đã vượt quá 7%, một mức cao chưa từng được chứng kiến trong thời bình kể từ khi mức cao kỷ lục được ghi nhận vào năm 1772.[101] Vương quốc Anh đã buộc phải dựa vào các nhà đầu tư nước ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán của mình.[102] Những ngôi nhà đã trở nên quá đắt đỏ so với túi tiền của một người bình thường, ngoài ra còn có nguyên nhân khác khiến vấn đề này trở nên trầm trọng hơn chính là chính sách nới lỏng định lượng đã khiến giá nhà ở cao hơn 22% so với giá bình thường kể từ sau cuộc khủng hoảng theo phân tích của chính BoE.[103]

Việc nợ hộ gia đình tăng lên đã đưa ra hàng loạt các câu hỏi mang tính nghi ngờ về sự bền vững của tiến trình phục hồi kinh tế trong năm 2016 [104][105][106] Tuy nhiên BoE lại khẳng định là không có lý do gì phải lo ngại cho chuyện này [107] mặc cho tổ chức này đã từng tuyên bố vào hai năm trước rằng sự phục hồi này là "không cân bằng và bền vững [108][lower-alpha 3] Kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên trong EU của Vương quốc Anh để rời khỏi Liên minh châu Âu, BoE đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp lịch sử là 0,25% chỉ trong hơn một năm. Điều này đã củng cố chính sách nới lỏng định lượng kể từ khi bắt đầu cuộc Đại suy thoái khi số tiền giành cho chính sách này lên tới 435 tỷ bảng Anh.[111] Vào quý 4 năm 2018, các khoản vay ròng ở Anh chiếm tỷ trọng GDP ở mức cao nhất (5% GDP) trong số các nước thành viên OECD.[lower-alpha 4] Các hộ gia đình đã phải chịu cảnh thâm hụt trong chín quý liên tiếp. Kể từ sau cuộc Đại suy thoái, Vương quốc Anh không còn kiếm được lợi nhuận từ các khoản đầu tư ra nước ngoài nữa.[112]

Giai đoạn 2020 đến nay

Vào tháng 3 năm 2020, để đối phó với đại dịch Coronavirus, một lệnh cấm tạm thời đã được áp dụng đối với hoạt động kinh doanh và du lịch không thiết yếu ở Vương quốc Anh. BoE đã cắt giảm lãi suất xuống chỉ còn 0,1%.[113] Tăng trưởng kinh tế yếu đi trông thấy trước cuộc khủng hoảng, với mức tăng trưởng 0% trong quý 4 năm 2019.[114] Vào đầu tháng 5, 23% lực lượng lao động ở Anh đã bị cắt giảm và tạm thời cho nghỉ việc. Các chương trình của chính phủ đã được đưa ra để giúp những người lao động có thu nhập bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch.[115] Trong nửa đầu năm 2020, GDP giảm đi 22,6%,[116] đây là cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử Vương quốc Anh và con số này tệ hơn bất kỳ quốc gia này trong khối G7 hoặc châu Âu nào khác.[117] Các hạn chế đã được dỡ bỏ và tăng trưởng kinh tế bắt đầu tăng vào mùa hè, nhưng một đợt cấm vận khác đã được thực thi vào cuối năm. Trong năm 2020, BoE đã mua vào 450 tỷ bảng trái phiếu chính phủ qua đó nâng số tiền nới lỏng định lượng kể từ khi bắt đầu cuộc Đại suy thoái lên thành 895 tỷ bảng.[118] GDP xét tổng thể đã giảm 9,9% vào năm 2020. Đó là sự suy giảm tồi tệ nhất kể từ sự kiện Great Frost từng làm tê liệt nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 1709.[119]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland http://globalization.kof.ethz.ch/ http://euobserver.com/news/123132 http://www.fdiintelligence.com/Landing-Pages/fDi-r... http://beta.fortune.com/global500/list/filtered?hq... http://www.ft.com/cms/s/2/1d805534-1185 http://www.ft.com/intl/cms/s/0/161c9dac-622a-11e1-... http://www.hsbc.com/1/2/newsroom/news/news-archive... http://www.intelligentguess.com/blog/?p=55 http://www.ipsos-mori.com/researchpublications/res... http://www.mori.com/polls/trends/eurotrend.shtml